![]() |
2018 là năm đầu tiên World Cup được tổ chức tại Nga và đây cũng là dịp tuyệt vời để đất nước này thử nghiệm phát triển mạng 5G.
Hiện tại có 3 nhà mạng lớn nhất ở Nga hiện nay là MTS, MegaFon và Beeline. Tuy World Cup 2018 quy mô ứng dụng mạng 5G còn ở diện thu hẹp nhưng đây sẽ là bước khởi đầu để đưa tốc độ mạng này được sử dụng rộng rãi hơn ở các kì World Cup tiếp theo.
Theo Techradar, MTS - nhà mạng lớn nhất của Nga hiện nay sẽ dựng các khu vực giới thiệu mạng 5G chuyên dụng tại các địa điểm chính quanh khu vực thi đấu, trong khi đó MegaFon đang chuẩn bị những thử nghiệm 5G tại World Cup.
Nhà mạng MTS của Nga đang chuẩn bị xây dựng một mạng lưới 5G bằng việc kết hợp thỏa thuận với Hệ thống Radio của Ericsson (ERS), cũng như sử dụng các công nghệ mạng lõi trên toàn bộ cơ sở hạ tầng của mình. Điều này sẽ tăng cường phạm vi phủ sóng của mạng 2G, 3G và 4G tại các địa điểm chính như sân vận động, ga xe lửa và sân bay. Còn mạng 5G sẽ được giới thiệu tại các khu vực dành riêng cho giải bóng.
Trước đó, nhà mạng MegaFon - là đối tác cơ sở hạ tầng truyền thông chính thức suốt mùa World Cup 2018, cũng đã kí một biên bản ghi nhớ (MoU) với Huawei - nhà sản xuất thiết bị chuyển mạch lớn thứ hai trên thế giới, để xây dựng một mạng 5G thử nghiệm. Các thử nghiệm sẽ có một quy mô lớn người tham gia sử dụng với các thiết bị M2M.
" alt=""/>Mạng 5G lần đầu được thử nghiệm tại World Cup 2018 ở Nga như thế nào?Đó là một thảm họa đúng nghĩa: chậm, giật, chỉ lưu được 100 bài hát và kết nối với iTunes đầy khó khăn. Sau này nhìn lại, ai ai cũng đồng ý rằng ROKR là một sự thất bại hiếm hoi trong hành trình phục sinh đầy ấn tượng của Apple.
Nhưng sự ra đời của ROKR cũng là một tất yếu. Ngay cả trong thời khắc rực rỡ nhất của iPod, Steve Jobs cũng đã có thể nhận ra rằng điện thoại hoàn toàn có thể đảm nhận tính năng nghe nhạc. Những chiếc PDA hay smartphone của Palm và BlackBerry đã có rất nhiều tính năng vốn tưởng chỉ dành cho máy vi tính. Jobs hiểu rằng điện thoại sẽ có sự hội tụ về tính năng, bao gồm cả tính năng nghe nhạc.
Chính sự tất yếu đó đã dẫn đến sự kiện iPhone, cột mốc chói lọi nhất trong lịch sử của Apple. Trong khoảnh khắc kinh điển nhất của ngày 1/1/2007, Steve Jobs nhắc đi nhắc lại 2 lần: "iPod. Điện thoại. Thiết bị liên lạc Internet".
"iPod. Điện thoại. Thiết bị liên lạc Internet".
Quả nhiên, trong những năm sau khi iPhone ra mắt, iPod bắt đầu dần dần chìm vào dĩ vãng. Doanh số ngày càng sụt giảm trong lúc các danh mục iPhone và iPad trở thành nguồn thu chính. Ngay đến cả Mac – loại thiết bị đã từng có ngày đẩy Apple vào lụi bại để rồi được hồi sinh với iPod, cũng trở thành một mảng kinh doanh đáng kể tên. Còn iPod sau vài năm đã bị gộp chung vào mục "Sản phẩm khác".
Càng ngày tốc độ làm mới iPod càng chậm lại. Năm 2010, doanh thu iPhone vượt mặt iPod và trở thành nguồn sống của Apple. Đến năm 2014, dòng Classic bị khai tử, chấm dứt vai trò của "iPod" là chiếc máy di động có thể lưu toàn bộ kho nhạc của người dùng. Đến tuần vừa qua, iPod Shuffle và iPod Nano cũng bị ngừng bán. Tất cả những gì còn lại của kỷ nguyên máy nghe nhạc Apple là một phiên bản rút gọn từ iPhone: iPod Touch.
Đáng nói hơn nữa, iPod chết không phải vì không còn ai mua máy nghe nhạc, mà bởi phần đông người tiêu dùng ngày nay đã chuyển sang dùng các dịch vụ phát nhạc trực tuyến. Apple là một thế lực trong cuộc chơi đó: Apple Music có thể được sử dụng một cách dễ dàng và cực kỳ tiết kiệm nếu so sánh với mô hình tải nhạc đi kèm với iPod đời cũ. Với vai trò là những "thiết bị liên lạc Internet", iPhone cũng là phương tiện phổ biến rộng rãi nhất của Apple Music.
Tất cả đều đã được Steve Jobs dự liệu ngay từ đầu. Ông hiểu rằng Apple sẽ khốn đốn nếu như đặt cược duy nhất vào những chiếc máy nghe nhạc vốn có thể bị đem ghép vào điện thoại bất cứ lúc nào. Và thế là Jobs cùng đi ngược lại những chống đối của ngành công nghiệp viễn thông, đi tìm lời giải cho những vấn đề kỹ thuật nằm ngoài tầm với của thập niên 2000.
Cuối cùng, Steve Jobs tạo ra một chiếc điện thoại có kết nối Internet, có khả năng nghe nhạc trên một giao diện thậm chí còn tiện dụng hơn cả Clickwheel. Cái chết của iPod được định đoạt, nhưng giai đoạn cực thịnh nhất của Apple cũng chính thức bắt đầu từ đây.
Theo GenK
" alt=""/>Chính Steve Jobs đã biết có ngày iPod phải chết, nên ông tạo ra iPhone